Viêm tuyến vú thường gặp trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Vì thế nếu chị em gặp trường hợp đầu vú quá ngắn hoặc bị tụt thì nên sớm thực hiện kéo núm vú bị tụt để ngăn ngừa căn bệnh này.
Viêm tuyến vú là bệnh khá lành tính mà chị em hoàn toàn có thể phòng tránh bằng các phương pháp đơn giản. Tùy cơ địa và thể trạng từng người mà phái đẹp có thể tự tiên lượng tình trạng của bản thân mình khi mang thai và sinh con. Một số trường hợp cần áp dụng các biện pháp y khoa hoặc công nghệ thẩm mỹ hiện đại để ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm vú hay các tổn thương đến vùng ngực trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Nên sớm phòng tránh bệnh này ngay từ thời kỳ mới mang thai và sau khi sinh để đảm bảo có được hiệu quả như ý muốn.Thời kỳ đầu khi mang thai, nếu đầu vú bị thụt quá sâu vào bên trong, chị em có thể áp dụng phương pháp tự kéo núm vú bị tụt tại nhà bằng cách dùng tay kéo và vê đầu vú cho núm vú nhô ra ngoài. Cách làm này giúp đầu ngực nhô ra ngoài nhanh hơn khi mức độ thụt đầu ti còn nhẹ và các mẹ mang thai chưa đến 5 tháng. Chú ý có thể dùng các tinh dầu hoặc kem dưỡng da trong quá trình thực hiện để có được hiệu quả cao hơn. Nên chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là núm vú để tránh đầu ngực bị nhiễm khuẩn hay tích tụ các chất cặn bã có thể dẫn đến viêm tuyến vú. Cách làm này cũng ngăn ngừa nguy cơ bị nứt đầu vú hoặc các tổn thương đến vùng ngực sau khi sinh và trong quá trình cho bé bú.
Sau khi sinh nở, chị em cũng nên áp dụng các biện pháp phòng tránh bằng việc thường xuyên giữ vệ sinh cơ thể, làm sạch đầu ngực nhất là trước khi cho bé bú. Cách làm này cũng giúp ngừa nguy cơ trẻ bú phải các chất bẩn, vi khuẩn và cặn bã thừa giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ bị tắc tia sữa, nghẽn ống dẫn sữa hay đầu vú quá ngắn và thụt sâu vào bên trong khiến trẻ khó có thể bú mẹ, cách kéo núm vú bị tụt và ngừa nguy cơ mắc các bệnh về da trong thời kỳ này chính là việc dùng tiểu phẫu y khoa.
Một số trường hợp thụt đầu ti ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể áp dụng phương pháp cho trẻ bú đúng cách, lợi dụng chính cách ăn của trẻ để giúp mẹ khắc phục nhược điểm trên cơ thể một cách dễ dàng nhất. Nên cho trẻ bú thường xuyên cả hai bên mỗi lần không quá dài chỉ từ 1- đến 15 phút. Chú ý nên cho bé ăn hết sạch rồi mới đổi bên và thường xuyên đổi bên liên tục kế tiếp nhau để sữa ra đều, tránh tình trạng tắc tia sữa. Để trẻ bú ở tư thế thoải mái nhất, cho trẻ ngậm bắt bầu sữa sâu giúp bé tự kích thích sữa ra đều hơn.
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon